Năm 2020, được đánh giá là một năm của thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử ở cả 3 miền đất nước. Mùa mưa, miền Trung phải hứng chịu chuỗi đa thiên tai liên tiếp và dồn dập. Trong vòng 42 ngày đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của 06 cơn bão và 01 áp thấp nhiệt đới, trong đó bão số 9 là một trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 20 năm trở lại đây; mưa lớn kéo dài với tổng lượng mưa phổ biến cao hơn gấp 3 - 5,5 lần so với trung bình nhiều năm (TBNN). Lũ lớn xảy ra hầu khắp các sông trên toàn quốc, đỉnh lũ phổ biến vượt mức báo động 3 từ 0,5 - 2,0m, nhiều sông vượt mức lũ lịch sử; ngập lụt sâu diện rộng, kéo dài nhiều ngày. Sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Trong năm 2020, tình hình thiên tai diễn biến bất thường, khốc liệt, không theo quy luật,... Từ tháng 02/2020 nắng nóng bắt đầu sớm hơn trung bình nhiều năm nên đã gây ra hạn hán, thiếu nước cho vụ Hè - Thu. Nắng nóng kết thúc muộn vào đầu tháng 9. Đặc biệt, từ tháng 9 đến giữa tháng 12, bão, lũ xảy ra liên tiếp, với quy mô rộng lớn, cường độ rất mạnh và gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” chưa từng có trong nhiều năm qua đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân trên địa bàn. Bắt đầu từ giữa tháng 9, cả mùa có 8 đợt mưa lớn trên diện rộng, cao hơn TBNN. Tổng lượng mưa toàn năm rất lớn đạt 165 - 185% so với TBNN. Năm 2020, có 14 cơn bão và 1 ATNĐ hoạt động trên biển Đông, nhiều hơn TBNN. Trong đó, cơn bão số 5 đã đổ bộ gây ra mưa lớn trên diện rộng và gió mạnh giật cấp 11.
Những tháng đầu năm, trên địa bàn xã đã xảy ra 06 đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 380C. Nền nhiệt độ trong 3 tháng đầu năm cao hơn trung bình nhiều năm từ 1,5 - 2,10C, trong đó tháng 03 cao hơn trung bình nhiều năm 2,6-3,10C. Lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ và đạt từ 47 - 67%. Dòng chảy trên các sông trên địa bàn xã đạt từ 40 - 60% so với TBNN.
- Quán triệt công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu: Phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”; có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, vật liệu, phương tiện để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ người tài sản, sản xuất và công trình, khắc phục kịp thời.
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công nhiệm vụ cụ thể và phân cụm cho các thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng điều hành, chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT và TKCN xã.
- Rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng thiên tai, đặc biệt tại khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất.
- Trước các trận bão lũ đều chỉ huy các thành viên trực tiếp về tại các hộ dân trên địa bàn thôn được phân công để tuyên truyền vận động người dân chủ động trong công tác phòng chống bão lụt.
- Vận động người dân di dời, sơ tán để phòng tránh bão số 9 (molave) vào tháng 10/2020 là: 368 hộ với 871 nhân khẩu. Địa điểm di dời tại các trường học tiểu học - Mầm non, trạm y tế, trụ sở UBND xã và nhà người dân kiên cố trên địa bàn.
- Vận động người dân di dời, sơ tán để ứng phó đợt cơn bão số 13 vào tháng 11/2020 là: 385 hộ với 1.203 nhân khẩu. Địa điểm di dời tại các Trường học tiểu học - Mầm non, trạm y tế, trụ sở UBND xã và nhà người dân kiên cố trên địa bàn.
Tận dụng tối đa các phương tiện cá nhân (xe máy) để tổ chức di dời ứng cứu khi có tình huống ngập úng, sạt lở, lũ quét xảy ra.
- Tận dụng máy nổ phát điện của công an xã khi mất điện bảo đảm trong công tác thông tin, báo cáo.
- Lực lượng Dân quân, Công an và lực lượng dân quân trực 24/24 giờ, sẵn sàng tham gia công tác phòng, chống thiên cho các khu vực trọng điểm.
- Văn hóa - Thông tin và Thể thao xã đã hoạt động tích cực đưa tin kịp thời diến biến của thiên tai và các thiệt hại do thiên tai gây ra. Đã tuyên truyền 09 lần qua hệ thống truyền thanh của xã và 05 lần thông qua loa di động tại các đơn vị thôn, với tổng thời lượng 08 giờ.
Đ/c Hồ Văn Khuých - PCT UBND xã, Thông qua báo cáo công tác PCTT&tKCN năm 2021
Tại Hội nghị BCH đã khen thưởng 6 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống TT&TKCN năm 2020.
Tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCT
Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCTT&TKCN năm 2020
Phương hướng, nhiệm vụ công tác PCTT & TKCN năm 2021
1. Tiếp tục triển khai thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác PCTT.
2. Huy động mọi nguồn lực khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai năm 2021, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giao thông phục vụ sản xuất, dân sinh.
- Chỉ đạo thực hiện sản xuất vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu đảm bảo đúng khung lịch thời vụ đề ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Triển khai có hiệu quả Đề án, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng gắn với thực hiện tiêu chí 3.2 “Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng, chống thiên tai tại chỗ” trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng đội xung kích PCTT cấp xã, từng ngành, từng thôn để phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Tiếp tục triển khai thu nộp Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2021; triển khai Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai; tiếp tục xây dựng các Phương án tìm kiếm cứu nạn được ban hành tại Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 25/11/2015.
4. Triển khai thực hiện kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 19/8/2020 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới về việc thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 17/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
5. Chủ động phương án dự trữ về lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, vật tư thiết yếu.
6. Hiệu trưởng Trường học trên địa bàn xã chủ động cho học sinh nghỉ học khi có lũ, bão; triển khai thực hiện Đề án “Thông tin, tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học” theo Quyết định số 329/QĐ-BGDĐT ngày 25/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN xã có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo việc thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai tại các địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
8. Các đơn vị thôn: Chủ động rà soát các hộ dân thuộc các vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để có phương án di dời.
9. Kiện toàn Đội xung kích PCTT cấp xã theo quy định tại Nghị định số 66/2021NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ.