I.TÌNH HÌNH CHUNG
Trung Sơn là xã biên giới có đường biên giới gần 7,3 Km, có vị trí địa lý: Phía Đông giáp với huyện Phong Điền, phía Tây giáp với nước bạn Lào, phía Bắc giáp với xã Hồng Vân, phía Nam giáp với xã Hồng Kim. Diện tích đất tự nhiên là 7.773 ha; Có 5 thôn, 934 hộ và 3.603 nhân khẩu với 4 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Pa Cô chiếm đa số.
Năm 2022 là năm diễn ra nhiều sự kiện trong đại của quê hương đất nước kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 78 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, 77 năm ngày thành lập ngành Tư pháp và nhiều sự kiện trọng đại của quê hương đất nước. Qua đó ngay từ đầu năm 2022 Tư pháp không ngừng được quan tâm, chú trọng và xây dựng kịp thời kế hoạch cho công tác ngành để góp phần sự thắng lợi về nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, QP – AN theo Nghị quyết của các cấp đề ra.
Về mặt bằng kinh tế xã hội cũng đã phát triển rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và ổn định, và là một xã được phân loại đơn vị hành chính loại III.
- Về thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và sự nỗ lực quyết tâm của các ban ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng tại địa bàn đã có được những thành quả đáng kể nhằm đảm bảo giữ vững cuộc sống nhân dân xã nhà. Và sự quan tâm của Phòng Tư pháp huyện, các phòng ban của huyện và Sở Tư pháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện triển khai Quyết định 619 của Thủ tướng chính phủ và các văn bản pháp luật khác. Đồng thời có sự đồng tình ủng hộ của tất cả cán bộ và nhân dân toàn xã trong việc triển khai các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Công chức làm công tác theo dõi về chuẩn tiếp cận pháp luật luôn được trau dồi kiến thức, bồi dưỡng về chuyên môn. Các văn bản Pháp luật, văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ được, Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp cung cấp khá đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nâng cao nhận thức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
-Về khó khăn:
Do tình hình dịch bệnh Covid – 19 hoành hành không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới nên mọi nhiệm vụ để thực hiện thực sự chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, sự chấp hành pháp luật của một số người dân còn chưa nghiêm, một số trường hợp vẫn còn vi phạm pháp luật nhỏ do vô ý và cố ý vẫn còn sảy ra. Công tác triển khai các biện pháp thực hiện chủ trương đường lối của đảng ở cơ sở chưa thực sự đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống.
Trong công tác phối kết hợp giữa các ngành trong việc đánh giá, giải quyết, xử lý một cách tổng thể đối với công tác xây dựng xã đạt chuẩn TCPL vẫn chưa thật sự đồng bộ và nhịp nhàng. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại xã chưa được xem là nhiệm vụ chung của toàn ngành mà vẫn nặng coi đây là nhiệm vụ chính của ngành Tư pháp.
II. NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC TRONG NĂM 2021- 2022
Xác định được công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đưa pháp luật tận cán bộ và nhân dân. Tư pháp xã đã có xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, phối hợp tốt giữa các ban, ngành đoàn thể và Phòng Tư pháp tuyên truyền các văn bản pháp luật cho mỗi một cán bộ và nhân dân tiếp thu kiến thức pháp luật, am hiểu pháp luật nên đã hạn chế được vi phạm pháp luật trên địa bàn xã nhà.
Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại xã thông qua Hội nghị, tổ chức họp thôn và qua đài truyền thanh xã… Phối hợp với các ngành như Địa chính, Văn hóa TT, Công an, Thành niên, Phụ nữ và Văn hóa xã hội về tuyên truyền các văn bản pháp luật như: Luật an ninh mạng; Luật rượu bia; Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật đất đai năm 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương và đặc biệt là Ban dân tộc tỉnh cũng đã quan tâm mở Hội nghị triển khai Luật Bình đẳng giới cho tất cả các ban ngành UBND, đoàn thể và các thôn. Trong 1 năm qua (01/ 5/2021 – 01/5/2022,Tư pháp xã và các ngành liên quan đã tuyên truyền được gồm 12 đợt, tổng số lượt người tham gia là 750 lượt. Đối tượng đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là cán bộ, bà con nhân dân cho thành thiếu niên trong toàn xã.
Ngoài ra, Tư pháp xã cũng đã phối hợp với Ban dân tộc tỉnh tổi chức được Hội thi tìm hiểu về pháp luật bình đẳng giới, luật Hôn nhân và gia đình. Trong hội thi được chia thành 4 đội với 20 thí sinh tham gia và đã tổ chức thành công tốt đẹp.
Trong đầu năm 2022, tư pháp xã cũng đã phối hợp với Sở Tư pháp về trợ giúp pháp lý cho bà con ở 3 thôn A Đeeng Par Lieng 2, A Niêng Lê Triêng 1 và Đụt Lê Triêng 2. Trong đợt trợ giúp, đoàn cũng đã trợ giúp được hơn 150 đối tượng là người nghèo, người có công, dân tộc thiểu số ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
III. NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP:
-
Những hạn chế, khó khăn:
Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật mặc dù đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến nhưng do nhiều yếu tố ảnh hưởng như trình độ dân trí còn thấp, hoàn cạnh kinh tế của nhiều người dân còn khó khăn. Bên cạnh đó kinh phí tuyên truyền còn hạn hẹp nên việc photo và in ấn tài liệu tuyên truyền sẽ khó khăn dẫn đến thực hiên công tác tuyên truyên, phổ biến giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên, liên tục mà chỉ dựa vào hội họp của thôn là chính để lồng ghép tuyên truyền dẫn đến chất lượng tuyên truyền không cao.
- Về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn mặc dù trong năm đã có thực hiện nhưng chưa được đạt hiệu quả theo yêu cầu chung;
- Về công tác phối hợp giữa các ngành, các tổ chức đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Nhân dân chưa nhịp nhàng và đi vào nề nếp, thường xuyên liên tục.
-
Nguyên nhân:
Mặc dù ngay từ đầu năm Tư pháp xã đã kịp thời xây dựng Kế hoạch tuyên truyền phổ biến dáo dục pháp luật, phối hợp với các ngành nhưng do dịch bệnh Covid – 19 hoành hành không chỉ ở xã mà cả toàn câu đã làm khó khăn trong việc tổ chức hội nghị tuyên truyền. Bên cạnh đó cũng do ý thức của một số người dân chưa cao trong việc tham gia trong đợt tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
-
Giải pháp
Để tạo chuyển biến trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật cho mỗi một cán bộ, nhất là cho nhân dân trong toàn xã nhà và góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đồng thời để nâng cao năng lực, trách nhiệm thực hiện và thi hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.Việc đưa ra nội dung sinh hoạt “Ngày pháp luật” là những biện pháp tốt nhất trong việc giải quyết những vấn đề khúc mắc trong nhân dân và nhằm đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước và hướng dẫn những quy định của pháp luật gắn trực tiếp đến cuộc sống người dân, phù hợp với đối tượng và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
Tiếp tục thực hiện “Ngày pháp luật” sẽ tiến hành theo định kỳ, thường xuyên, liên tục và gắn với việc thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Tiếp tục tăng cường phổ biến, quán triệt Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; các kế hoạch của UBND tỉnh, huyện. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng tháng, quý trên địa bàn.
- Tiếp tục triển khai có hiểu quả và các văn bản có liên quan để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng về xây dựng xã, tiếp cận pháp luật.
- Đẩy mạnh nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện thiết chế pháp luật ở cở sở. Đồng thời, trên cơ sở thực tiễn tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật tại địa phương.
IV. Những kiến nghị, đề xuất:
- Đề nghị các ngành của ủy ban, mặt trận và khối đoàn thể tự chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành mình để phối hợp với các ngành liên quan.
- Đề nghị đề xuất theo ngành dọc cùng cấp các văn bản pháp luật mới ban hành để kịp thời triển khai cho cán bộ và nhân dân trong xã nhà.