Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Báo cáo công tác quản lý, sử dụng vốn vay tín dụng từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện giai đoạn từ năm 2021 – 2022 tại xã Trung Sơn
Ngày cập nhật 17/06/2022

Ngày 17/6/2022, UBND xã ban hành Báo cáo Số: 205/BC-UBND về công tác quản lý, sử dụng vốn vay tín dụng từ ngân hàng Chính sách xã hội huyện giai đoạn từ năm 2021 – 2022 tại xã Trung Sơn

 

1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

* Công tác triển khai các quy định của Trung ương và địa phương về công tác vay vốn, việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành các ngành, đơn vị triển khai thực hiện công tác quản lý, sử dụng vốn vay tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội huyện tại địa bàn xã.

Các văn bản đều được triển khai nghiêm túc. Phối hợp giữa Cán bộ phụ trách với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tham mưu đầy đủ cho lãnh đạo UBND xã, triển khai và tổ chức thực hiện đến các tổ chức liên quan và các đối tượng được thụ hưởng. Đặc biệt nhất là văn bản, hướng dẫn liên quan đến chính sách vay vốn, cụ thể như: NĐ 78/2002/CP Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; QĐ 32/2007/QĐ-TTg CP: Quyết định về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; TT số 02/2007/TT-UBDT ngày 07/6/2007 của Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; NQ số 03/NQ-BĐD; QĐ số 1379-QĐ/UBND, KH số 25/KH-BĐD, Công văn số 2550/UBND-TH ngày 14/6/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế “Vê việc thực hiện đề án củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng và ưu đãi của NHCSXH”, QĐ số 15 CP cho vay Hộ cận nghèo, tất cả các văn bản của Tỉnh, huyện thì xã đều đã tổ chức thực hiện nghiêm túc.

Ý thức được chức năng, nhiệm vụ của mình trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, UBND xã Trung Sơn luôn tích cực thực hiện tốt công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các nhiệm vụ được giao. Ngay đầu năm 2022, UBND xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình, triển khai kịp thời các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của UBND huyện, Ngân Hàng chính sách xã hội Huyện về thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn.

* Công tác tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách và việc nâng cao nhận thức người dân, hình thức, phương pháp tuyên truyền, nội dung tuyên truyền.

UBND xã thường xuyên phối hợp và chỉ đạo các ban ngành liên quan nhất là các cấp hội nhận ủy thác gồm: Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng. Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của các tổ theo chương trình kiểm tra để đảm bảo trong công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn theo đúng quy định.

Đảng ủy, UBND xã đã xác định chính sách vay vốn không chỉ đơn thuần là giải ngân cho vay, thu nợ mà là nhiệm vụ hết sức nặng nề góp phần phát triển kinh tế xã hội ổn định đời sống cho nhân dân, giảm được nghèo một cách bền vững.

Công tác tuyên truyền đến người dân luôn được đảm bảo, tuyên truyền thông qua hình thức các buổi họp dân tại UBND xã, tại nhà họp dân để người dân biết được các chính sách được vay vốn trên địa bàn xã. Tuyên truyền cho người dân cách trả nợ đúng theo cam kết trước khi vay, không để xảy ra tình trạng lãi tồn.

Tích cực chỉ đạo về công tác điều tra, rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn từ hộ dân, thôn bản và kết quả nhu cầu phản ánh lên cấp trên đầy đủ, kịp thời.

Công tác phân bổ vốn vay cho ngành nhận ủy thác, tổ vay vốn sau khi được Ban đại diện huyện thông báo phần bổ kịp thời và đúng theo nhu cầu các đối tượng vay vốn.

Lập đầy đủ danh sách, rà soát danh sách, có giám sát việc thực hiện bình xét của các tổ, đôn đốc việc xử lý nợ, thu hồi lãi tồn động, nợ quá hạn...

2. Kết quả thực hiện công tác quản lý, sử dụng vốn vay tín dụng tại địa bàn xã

- Tổng số dư nợ thông qua các kênh; các chương trình cho vay của ngân hàng được người dân tham gia vay; tổng số hộ được vay/tổng số hộ toàn xã.

Đến thời điểm 31/05/2022: Tổng số hộ được vay trên địa bàn xã là 868 hộ, Tổng số dư nợ là:  34.985.392.036đồng. Trong đó:

* HND quản lý: 324 hộ vay, dư nợ 12,267.174.000đ, gồm 9 Chương trình vay:

+ HN 82 hộ: dư nợ 3.320.095.000đ;

+ HCN 17 hộ: dư nợ 757.000.000đ;                             

+ GQVL 8 hộ: 369.000.000đ;

+ HSXVKK 112 hộ 4.611.679.000đ;

+ NSVSMT: 91 hộ, dư nợ 1.463.900.000đ;

+ HDTPTKT 24 hộ, dư nợ 1.036.500.000đ;

+ NHNTQ 9 hộ, dư nợ 219.000.000đ;         

+ NHTQ1 4 hộ, dư nợ 60.000.000đ;

+ DTTS QĐ 755 TTg 10 hộ, dư nợ 430.000.000đ.

* HPN quản lý: 405 hộ vay, dư nợ 16.926.843.036đ gồm 11 Chương trình vay:

+ HN 118 hộ: dư nợ 4.854.130.657đ;

+ HCN 28 hộ: dư nợ 1.170.500.000đ;

+ HSSV 6 hộ: 47.900.000đ;

+ HSXVKK: 151 hộ: 6.367.200.000đ;

+ NSVSMT: 167 hộ, dư nợ 2.756.330.000đ;

+ HDTPTKT: 25 hộ, dư nợ 856.100.000đ;

+ NHNTQ: 13 hộ, dư nợ 305.000.000đ;

+ NHTQ1: 17 hộ, dư nợ 248.000.000đ;

+ QĐ 755 TTg: 2 hộ, dư nợ 100.000.000đ;

+ GQVL: 6 hộ, dư nợ 211.682.379đ.

+ HSSVMMT: 1 hộ, dự nợ 10.000.000đ

* HCCB quản lý: 87 hộ vay, dư nợ 3.825.475.000đ gồm 11 Chương trình vay:

+ HN 18 hộ: dư nợ 815.000.000đ;

+ HCN 13 hộ: dư nợ 622.000.000đ;

+ HSSV 1 hộ: 15.375.000 đ;

+ HSSVMMT 4 hộ, 6 cháu dự nợ 60.000.000đ

+ HSXVKK: 28 hộ:  1.242.500.000đ;

+ NSVSMT: 25 hộ, dư nợ 385.000.000đ;

+ HDTPTKT: 8 hộ, dư nợ 392.600.000đ;

+ NHNTQ: 6 hộ, dư nợ 147.000.000đ;

+ NHTQ1: 1 hộ, dư nợ 15.000.000đ;

+ QĐ 755 TTg: 2 hộ, dư nợ 81.000.000đ;

+ GQVL: 1 hộ, dư nợ 50.000.000đ.

* Đoàn thanh niên quản lý: 52 hộ vay, dư nợ 1.965.900.000đ gồm 7 Chương trình vay:

+ HN 8 hộ: dư nợ 357.000.000đ;

+ HCN 7 hộ: dư nợ 285.000.000đ;

+ HSXVKK: 19 hộ: 908.500.000đ;

+ NSVSMT: 13 hộ, dư nợ 226.400.000đ;

+ HDTPTKT: 2 hộ, dư nợ 84.000.000đ;

+ NHNTQ: 3 hộ, dư nợ 75.000.000đ;

+ GQVL: 1 hộ, dư nợ 30.000.000đ.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích hộ vay của cấp hội, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn

UBND xã luôn thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích. Thực hiện đúng theo cam kết các bước, các quy trình như công tác phối hợp, công tác tuyên truyền chính sách mới, họp kiện toàn tổ, cho vay, giao dịch, xử lý nợ, công tác lưu trữ các tài liệu theo thẩm quyền.

Tổ chức kiểm tra hoạt động Tổ TK và vay vốn, tổ chức đối chiếu dư nợ tại các tổ, các hộ gia đình, biểu dương khen thưởng những mô hình làm tốt, phê bình nghiêm túc những hộ có ý thức kém, vay không trả nợ.

Tổ chức kiểm tra các hộ vay có tính chất khó khăn, kịp thời phản ánh xử lý nợ, nhân rộng điển hình để tổ chức phổ biến cho nhân dân.

Tổ chức giao dịch thường xuyên với ngân hàng, phối hợp tốt để cùng nhau giải quyết, xử lý những khó khăn về thu nợ, lãi gốc…Hàng năm tổ chức lông ghép sơ tổng kết công tác tín dụng đối với ngân hàng, từ đó kịp thời chỉ đạo biểu dương, khuyến khích họ làm công tác tốt hơn.

- Công tác cho vay và xử lý nợ

Ngân hàng chính sách đã phối hợp với 4 cấp Hội ký kết các văn bản: Hợp đồng ủy thác, Quy chế hoạt động ngân hàng với cấp hội, văn bản phân công thu nợ, thu lãi…

Quy trình thủ tục giải ngân, thu nợ, thu lãi được thực hiện chặt chẽ đảm bảo đúng quy trình.  Người vay tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập tại thôn. Viết giấy đề nghị vay kiêm phương án sử dụng vốn vay và kê khai các thông tin vào sổ vay vốn theo mẫu in sẵn của NHCSXH.

Tổ tiết kiệm và vay vốn phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác xã và trưởng thôn bình xét cho vay công khai. Lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay kiêm phương án sử dụng vốn vay trình UBND xã xác nhận. Gửi bộ hồ sơ vay vốn NHCSXH hoặc tại điểm giao dịch xã nơi người vay cư trú sau khi có xác nhận của UBND xã.

NHCSXH nơi cho vay xem xét, phê duyệt cho vay sau khi nhận đủ bộ hồ sơ từ ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn. Gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay tới UBND xã để thông báo đến người vay. Thời hạn giải quyết không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày NHCSXH nơi cho vay nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ tổ tiết kiệm và vay vốn.

Các chương trình vay và danh sách hộ vay đều được công khai minh bạch và niêm yết tại trụ sở UBND xã.

- Hiệu quả mang lại từ việc vay vốn; các hộ điển hình tiên tiến, thoát nghèo từ vốn vay ngân hàng.

Sự chuyển động nhanh và mạnh của vốn tín dụng chính sách đến từng nhu cầu thiết yếu của người nghèo và đối tượng chính sách đã và đang hiện hữu trong từng thôn, giúp nhiều gia đình từ thiếu ăn đến có “của ăn của để” như hộ bà Hồ Thị Thoan thôn A Đeng Parlieeng 1, Hộ bà Hồ Thị Miền thôn A Đeeng ParLieng 1, Trần Xuân Phúc ở thôn A Đeeng ParLieng 2, Hồ Thị Thu Thiu ở thôn A Đeeng ParLieng 1, xã Trung Sơn, Hồ Văn Tài ở thôn A Niêng Lê Triêng 1... Từ một hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở chỉ là dựng tranh tre nứa lá ở tạm, nhưng nhờ ý chí quyết tâm vượt khó và được tiếp cận kịp thời nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, cho vay 30 triệu đồng vốn vay hộ nghèo để chăn nuôi. Lồng ghép với 1 số chính sách hỗ trợ của 135, đến nay gia đình bà Hồ Thị Thoan, Bà Hồ Thị Miền, Ông Hồ Văn Nôi, Hồ Thị Thu Thiu, Hồ Văn Thích ở thôn Đụt Lê Triêng 2… đã có nhà ở khang trang, cùng một cửa hàng kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. Sau khi vay vốn ngân hàng CSXH đã sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích đạt hiệu quả. Nhờ có nguồn vốn chính sách tín dụng ưu đãi mà nhiều hộ dân đã thay da đổi thịt từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Những đồng vốn chính sách không chỉ đem đến cho bà con điều kiện phát triển trồng trọt, chăn nuôi, mà còn trao cả tương lai tươi sáng cho con cái thông qua chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn như hộ ông Lê Thanh Hồ ở thôn Đụt Lê Triêng 2, Hồ Chính Quân ở thôn Đụt Lê Triêng 2… hiện nay con đã học hết Đại học.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, huyện đã có nhiều các chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS, vùng khó khăn, đầu tư lớn cho hệ thống hạ tầng, đặc biệt là các chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp để phát triển kinh tế hộ gia đình đã giúp cho đời sống của nhân dân trên địa bàn xã từng bước được nâng lên và ổn định.

3. Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân

* Khó khăn, hạn chế

Trong quá trình chỉ đạo có một số mặt còn nhiều hạn chế, hoạt động không chuyên trách, kiêm nhiệm; có một số lĩnh vực tổ chức thực hiện, đôn đốc chỉ đạo còn lúng túng, chưa nắm chắc công tác quản lý tín dụng.

- Ý thức trả lãi, tiết kiệm của một bộ phận hộ vay còn thấp, lãi tồn tuy có giảm nhưng cũng còn cao trên 50.305.292 triệu đồng.

Số hộ tham gia vay vốn nhiều, việc làm của bà con không ổn định nên có một số hộ trả nợ không đảm bảo theo quy định. Ý thức của một số người dân còn hạn chế, thiếu trách nhiệm trả lãi, trả gốc gây khó khăn trong ngày giao dịch.

Trong những năm qua một số chương trình chính sách cho vay cho hộ nghèo nguồn vốn ít dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

Lãi tồn hàng tháng vần còn nhiều gây khó khăn trong việc cân đối nguồn.

* Nguyên nhân

Nguyên nhân chính sự tồn tại nêu trên là do điều kiện kinh tế xã phát triển còn thấp, thu nhập không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo cao, tính tự giác trong việc thoát nghèo của hộ nghèo chưa cao. Còn ỷ lại chính sách Đảng, Nhà nước.

4. Phương hướng, nhiệm vụ và một số giải pháp trong năm tiếp theo

- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo triển khai và quản lý tốt hoạt động tín dụng chính sách, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. Chỉ đạo tổ chức các Hội nhận ủy thác, trưởng thôn, Tổ TK&VV thường xuyên rà soát hộ vay vốn bỏ đi khỏi nơi cư trú kịp thời báo cáo chính quyền địa phương và NHCSXH huyện phối hợp với các ngành có liên quan (Công an, Bảo hiểm, Thuế ...) kiểm tra, xác minh, tìm kiếm địa chỉ và tìm biện pháp xử lý, đôn đốc thu hồi vốn cho Nhà nước.

- Các Hội đoàn thể nhận ủy thác phối hợp với UBND xã rà soát các hộ dư nợ thấp, tổ hoạt động yếu kém để có phương án củng cố phù hợp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của tổ đảm bảo, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách.

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn, tổ chức điều tra kịp thời đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở cho NHCSXH giải ngân, đảm bảo 100% đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay đều được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, đồng thời nâng mức cho vay đáp ứng vốn phù hợp với quy mô, mô hình sản xuất kinh doanh để hộ vay đầu tư đạt hiệu quả.

- Phối hợp với NHCSXH huyện và các hội đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn Hội đoàn thể xã, tổ TK&VV hoạt động yếu kém, tỷ lệ nợ quá hạn cao, có biện pháp kiên quyết xử lý thu hồi nợ đối với những hộ vay chây ỳ; tìm kiếm thông tin các hộ đi khỏi nơi cư trú để liên hệ thu hồi nợ.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi và hoạt động của NHCSXH. Phát huy vai trò của Trưởng thôn, đại diện cho chính quyền cơ sở tham gia giám sát ngay từ khi bình xét cho vay tại các tổ TK&VV, quản lý tốt hoạt động của Tổ TK&VV..

- Nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng ổn định, bền vững, chỉ đạo các hội nhận ủy thác chủ động xây dựng, triển khai đồng bộ các giải pháp từ nâng cao chất lượng cho vay, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, chất lượng hoạt động giao dịch, tập trung đôn đốc thu hồi, xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn.

5. Kiến nghị, đề xuất

Đối với Chương trình vay HSSV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. NHCSXH bắt buộc hộ vay mua máy tính phải có hóa đơn đỏ (GTGT) thì mới vay được chương trình HSSV. Như thế thì các hộ vay phải chịu 10% để mua hóa đơn đỏ. Đề nghị đoàn giám sát có ý kiến cho cấp trên, cho NHCSXH tạo điều kiện để các hộ vay không mua hóa đơn đỏ, chỉ làm giấy biên nhận giữa bên mua và bên bán.

Tăng mức vốn vay từ 50 triệu trở lên để bà con phát huy hiệu quả trong đầu tư sản xuất.

Hỗ trợ nguồn vay sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 88