Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA BAN DÂN TỘC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN A LƯỚI GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 75/2015/NĐ-CP GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 TẠI UBND XÃ TRUNG SƠN
Ngày cập nhật 05/10/2020
Đoàn giám sát làm việc với xã Trung Sơn

Thực hiện Kế hoạch số 03/KH-DT ngày 24 tháng 8 năm 2020 của HĐND huyện A Lưới về việc Giám sát chuyên đề về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020 tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ; Sáng ngày 02/10/2020 tại UBND xã Trung Sơn,  Đoàn giám sát của Ban dân tộc HĐND huyện A Lưới đã tiến hành giám sát chuyên đề về thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP giai đoạn 2015 - 2020 do đồng chí Pi Loong Mái - Trưởng ban dân tộc làm trưởng đoàn, đồng chí Nguyễn Thị Thu Sen - Phó trưởng ban dân tộc, phó đoàn cùng các đồng chí thành viên của đoàn gồm: đồng chí Lê Minh Niềm - UVBDT, đồng chí Nguyễn Văn Hải - Thường vụ huyện ủy, đồng chí Nguyễn Thị Môn - Phó ban pháp chế huyện và đồng chí Nguyễn Thị Xuân - PB KTXH huyện. Về phía UBND xã Trung Sơn gồm các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy,Tập thể thường trực HĐND, Ban kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBMTTQ VN và Kiểm lâm địa bàn.

 

Tại buổi giám sát đồng chí Pi Loong Mái - Trưởng Ban dân tộc và các thành viên trong đoàn giám sát đánh giá cao về công tác chuẩn bị Báo cáo đầy đủ, bám sát đề cương yêu cầu.

Trong buổi giám sát đồng chí Hồ Văn Khuých - PCT UBND xã đã thông qua Báo cáo số 386/BC-UBND ngày 01/10/2020 về kết quả thực hiện Cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 -2020 tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ trên địa bàn xã Trung Sơn. Đồng thời nêu ra một số khó khăn, thuận lợi trong qua trình thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP như sau:

Thuận lợi

  - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. UBND tỉnh, huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

  - Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.

  - Nhiều chính sách, dự án lớn về phát triển lâm nghiệp đã được ban hành và thực hiện tạo động lực mạnh mẽ cho người dân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng.

  - Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP  lớn và quan trọng cho việc triển khai bảo vệ rừng trên địa bàn xã. Đến nay, toàn bộ diện tích tự nhiên trên địa bàn xã được hỗ trợ kinh phí BVR từ chính sách chi trả DVMTR và Nghị định 75.

  - Các cộng đồng thôn trên địa bàn xã đã sử dụng kinh phí Nghị định 75/CP của Chính phủ, Chi trả dịch vụ môi trường rừng, Dự án BCC đảm bảo theo yêu cầu.

  - Các thành viên ban quản lý rừng cộng đồng thôn tham gia tích cực trong công  tác tuần tra bảo vệ diện tích được giao khoán quản lý, bảo vệ.

  Khó khăn

  - Công  tác tuần tra, kiểm soát của các tổ bảo vệ gặp nhiều khó khăn

  - Tình trạng khái thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra.

  - Hằng năm kinh phí phân bổ muộn, do vậy UBND xã không chủ động được trong việc chỉ đạo và triển khai thực hiện.

  - Một số thành viên trong tổ công tác bảo vệ rừng còn thiếu trách nhiệm, thờ ơ trong việc quản lý và bảo vệ rừng.

  - Nhu cầu về sử dụng đất để canh tác và gỗ làm nhà ngày càng cao gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

  - Phương tiện khai thác gỗ, phá rừng trái phép chủ yếu là cưa xăng nên việc thực hiện hành vi vi phạm nhanh chóng gây khó khăn cho việc ngăn chặn.

  - Việc triển khai các biện pháp cưỡng chế, thu hồi đất đối với các trường hợp phá rừng trái pháp luật chưa được thực hiện vì vậy làm giảm tính răn đe, hiệu quả trong công tác QLBVR.

    Nguyên nhân:

  - Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của xã khá lớn, địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở nên công tác tuần tra, kiểm soát gặp nhiều khó khăn.

  - Tập quán canh tác của người dân còn lạc hậu, vẫn còn phụ thuộc vào rừng, một số người dân chưa thay đổi ý thức canh tác triệt để trong lao động sản xuất, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ để canh tác trên đất dốc, làm cho đất ngày một bạc màu, không canh tác được. Đồng thời một số thành viên tổ công tác bảo vệ rừng của các cộng đồng thôn vẫn chưa chấp hành tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Vì vậy dẫn đến nạn phá rừng làm nương rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra.

- Số lượng thành viên của một số cộng đồng thôn quá nhiều dẫn đến chi phí hỗ trợ công tác tuần tra cho cac thành viên ít nên trách nhiệm của thành viên trong công tác bảo vệ rừng chưa cao, chưa tự giác.

- Dân số và hộ mới tách của xã ngày càng tăng, nhu cầu gỗ làm nhà và chất đốt cho hộ gia đình lớn, đa số người dân chủ yếu sống dựa vào rừng và sản xuất nương rẫy là chính.

Đồng chí Hồ Văn Khuých - PCT UBND xã Trung Sơn báo cáo kết quả thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP giai đoạn 2015 - 2020

                 Đồng chí Hồ Văn Khuých - PCT UBND xã Trung Sơn báo cáo tình hình thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP

Kết quả đạt được trong qua trình thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP:

1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

 Hàng năm thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện A Lưới và Hạt kiểm lâm huyện A lưới đã ban hành các văn chỉ đạo cho địa phương cụ thể: Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc hỗ trợ kinh phí khoán quản lý bảo vệ rừng; Công văn số 1195/SNNPTNT-CCKL ngày 08/8/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 1475/QĐ-UBND, ngày 21/9/2017, của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới, về việc phê duyệt hồ sơ hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên, xã Hồng Trung, Bắc sơn giai đoạn 2017 – 2020; UBND xã đã ban hành các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ rừng như: Kế hoạch số 05/KH-UBND của UBND xã ngày 10 tháng 01 năm 2018 về việc kiểm tra, giảm sát rừng cộng đồng giao cho các cộng đồng thôn, các nhóm hộ và hộ gia đình; Kế hoạch số 201/KH-UBND của UBND xã ngày 9 tháng 9 năm 2019 về việc nghiệm thu, phúc tra rừng cộng đồng giao cho các cộng đồng thôn, các nhóm hộ và hộ gia đình theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP;

   Thành lập Quyết định số 09/QĐ-UBND của UBND xã Trung Sơn ngày 03/02/2020 về việc thành lập BCĐ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững xã Trung Sơn; Thông báo số 71/TB-UBND ngày 25/03/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng năm 2020; Thông báo số 06/TB-UBND ngày 20/3/2019 về việc tăng cường các biện pháp PCCCR tại địa bàn xã; Công văn số 04/CV-UBND ngày 10/02/2020 về việc tiếp tục tăng cường  các biện pháp ngăn chặn tình trạng phát rừng tự nhiên, lấn chiếm đất lâm nghiệp để làm nương rẫy và khai thác rừng trái phép tại xã Trung Sơn; Hàng tháng tổ chức họp các cộng đồng thôn để giám sát, chỉ đạo, kiểm tra công tác QLBVR – PCCCR trên địa bàn xã và các diện tích rừng giao cho cộng đồng.

2. Tình hình diện tích và đối tượng được hỗ trợ để thực hiện lập hồ sơ khoán QLBVR, hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

Diện tích và đối tượng được hỗ trợ để thực hiện lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ theo Nghị định 75/2015/2015 giai đoạn 2017- 2020 tại địa bàn xã Trung Sơn: Tổng diện tích: 4.280,67 ha, kinh phí thực hiện là 4.280.462.401đ; thực hiện các thôn Ta Ay Ta, A Niêng Lê Triêng 1, Đụt Lê Triêng 2 và A Đeeng Par Lieng 1; đối tượng tham gia 7 cộng đồng; 5 nhóm hộ, 3 hộ gia đình. Cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2017: (thực hiện 6 tháng cuối năm) diện tích 2.496,5ha với tổng kinh phí 534.252.000đ, đối tượng 7 cộng đồng thôn với số lượng thành viên tham gia bảo vệ là 295 thành viên.

 Năm 2018: diện tích 4.280,7ha với tổng kinh phí 1.854.571.300đ, trong đó hỗ trợ bảo vệ rừng là 4.145,4ha với số tiền 1.832.127.000đ, khoán bảo vệ rừng (thực hiện 5 tháng cuối năm) là 135,3ha với kinh phí là 24.015.401 đối tượng tham gia 7 cộng đồng thôn, 5 nhóm hộ, 3 hộ gia đình, tổng số lượng thành viên tham gia là 347 người.

  Năm 2019: diện tích 4.280,7ha với tổng kinh phí 1.890.023.000đ, trong đó hỗ trợ bảo vệ rừng là 4.145,4ha với số tiền 1.832.127.000đ, khoán bảo vệ rừng là 135,3ha với kinh phí 57.896.000đ đối tượng tham gia 7 cộng đồng thôn, 5 nhóm hộ, 3 hộ gia đình, tổng số lượng thành viên tham gia là 347 người.

  Dự kiến thực hiện năm 2020: diện tích 4.267,88ha. Kinh phí 1.826.530.000đ, trong đó hỗ trợ bảo vệ rừng là 4.136,12ha với số tiền 1.770.260.000đ, khoán bảo vệ rừng là 131,76 với kinh phí 56.393.000đ đối tượng tham gia 7 cộng đồng thôn, 5 nhóm hộ, 3 hộ gia đình, tổng số lượng thành viên tham gia là 347 người.

  3. Công tác quản lý, sử dụng thanh quyết toán kinh phí được giao

  Công tác quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí được giao đảm bảo theo yêu cầu; Giai đoạn từ tháng 6/2017 – 2019 tổng số vốn giao thực hiện: 4.280.462.401đ đ,  đã thực hiện thanh quyết toán số tiền 4.273.330.300đ, trong đó:

   Năm 2017 đã giải ngân 534.252.000đ, đạt 100% tổng số vốn giao thực hiện.

  Năm 2018 đã giải ngân 1.854.571.300đ, đạt 100% tổng số vốn giao thực hiện.

  Năm 2019 đã giải ngân số tiền 1.826.530.000đ, đạt 98% tổng số vốn giao thực hiện, nguyên nhân do diện tích bị lấn chiếm và ngập thủy điện không thực hiện nghiệm thu theo đúng diện tích đã hợp đồng bảo vệ đầu năm. 

   4. Công tác tuyên truyền, phổ biến về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước.  

Trong những năm qua, UBND xã đã phối hợp với Kiểm lâm địa bàn và các ban ngành đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lâm nghiệp, các quy định về BVR&PCCCR, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về những tác dụng to lớn của rừng cũng như những tác hại nghiêm trọng của việc phá rừng, đốt rừng. Cụ thể:Tổ chức họp thôn quán triệt những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác BVR&PCCCR đồng thời tổ chức ký cam kết cho từng hộ gia đình sống ven rừng.Quản lý chặt chẽ người dân trồng rừng, vận động người dân không xử lý thực bì khi chưa được chính quyền cho phép.Tổ chức 6 đợt tuyên truyền tại 5 đơn vị thôn với số lượng người tham gia là 1500 lượt.

Đồng chí Huỳnh Đình Thành - Cán bộ Kiếm lâm địa bàn tham gia ý kiến tại buổi giám sát

                                Đồng chí Huỳnh Đình Thành - Kiểm lâm địa bàn tham gia ý kiến tại buổi giám sát

  5. Vai trò của hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện.

  Vai trò của hệ thống chính trị đối với đối Chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 -2020 tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ, nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ và các ban ngành đoàn thể liên quan, đẩy mạnh thực hiện xóa đói giảm nghèo , xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm của cán bộ và nhân dân.

  6. Mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ, cơ chế giai đoạn 2015-2020.

  Hàng năm UBND xã phối hợp vơi Hạt kiểm lâm A Lưới lập hồ sơ chi trả hỗ trợ và giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình đúng theo tiến độ cụ thể như lập bản đồ giao khoán; Ký hợp đồng nguyên tắc; Hợp đông bảo vệ; Biên bản phúc tra, nghiệm thu... Đảm bảo yêu cầu giải ngân hàng năm cho các cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình.

Đã ban hành Quy chế số 275/QCPH-ĐHV-KL-HV-TS ngày 17/8/2020 về việc phối hợp giữa Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân với Hạt Kiểm lâm và UBND xã Hồng Vân, Trung Sơn về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn được giao phụ trách quản lý.      

Trong quá trình thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP, UBND xã đã được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND huyện, Hạt kiểm lâm, cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn trong công tác lập hồ sơ, dự toán kinh phí, hướng dẫn sử dụng kinh phí và công tác kiểm tra giám sát, truy quét. Cụ thể:

Trong năm 2017 đã phối hợp Kiểm lâm địa bàn và các ban ngành liên quan thực hiện truy quét 12 đợt, phát hiện 10 vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng cộng đồng với diện tích 2,1ha, 3 vụ vận chuyển lâm sản trái phép. Thực hiện xử phạt 01 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp với số tiền 3.000.000đ.

  Năm 2018 đã phối hợp Kiểm lâm địa bàn và các ban ngành liên quan thực hiện 12 đợt truy quét và 4 đợt kiểm tra, phúc tra diện tích rừng. Phát hiện 9 vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng cộng đồng với diện tích 2ha, 3 vụ vận chuyển lâm sản trái phép.

  Năm 2019 đã phối hợp Kiểm lâm địa bàn và các ban ngành liên quan thực hiện 12 đợt truy quét và 6 đợt kiểm tra, phúc tra diện tích rừng. Phát hiện 9 vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng cộng đồng với diện tích 2ha, 2 vụ vận chuyển lâm sản trái phép.

Trong 9 tháng đầu năm 2020 phối hợp với kiểm lâm địa bàn và các ban ngành liên quan kiểm tra và truy quét 15 đợt, tình hình phát nương rẫy và khai thác lâm sản trái phép, phát hiện 6 trường hợp vi phạm lấn chiếm với tổng diện tích 4,36 ha, 5 vụ vận chuyển lâm sản trái phép. Hiện nay chưa xác định được người vi phạm.

  7. Tác động của Nghị định 75/2015/NĐ-CP đến nhận thức của người dân.

   Đối với BQL rừng cộng đồng thôn: Các thành viên ban quản lý rừng cộng đồng thôn đã nhận thức rõ vai trò chủ rừng của mình, qua đó đã tham gia tích cực trong công tác tuần tra bảo vệ diện tích được giao khoán quản lý, bảo vệ. Các vụ vi phạm, lấn chiếm, khai thác lâm sản trái phép được BQL báo cáo kịp thời nên việc giải quyết các vụ việc được xử lý theo đúng quy định.

  Đối với nhân dân: Nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chữa cháy rừng, phát triển rừng từng bước được nâng lên tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý. Trong những năm qua tỷ lệ phá rừng tự nhiên làm nương rẫy giảm.

  Tại buổi giám sát UBND xã và kiểm lâm địa bàn đã đưa ra một số kiên nghị đề xuất đối với đoàn giám sát . Để làm tốt công tác tác bảo vệ rừng  trong thời gian tới và góp phần cho đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác khoán bảo vệ rừng, kính nghị UBND huyện có phương án, chính sách hỗ trợ xin kinh phí thực hiện tiếp giai đoạn 2021- 2025. Đồng thời mong được hỗ trợ cây lâm đặc sản để trồng tại các vành đai rừng vừa tránh tình trạng tranh chấp và nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân.

Qua buổi làm việc, đồng chí Pi Loong Mái - Trưởng Ban dân tộc -Trưởng đoàn giám sát đã có kết luận như sau: 

Yêu cầu UBND xã Xây dựng Kế hoạch giám sát, tuần tra của từng tổ, từng Ban quản lý rừng đảm bảo đúng theo quy định.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác giải ngân đúng quy định, đúng đối tượng: là người đồng bào dân tộc thiểu số (không kể hộ nghèo và cận nghèo), người kinh nhưng thuộc hộ ghèo và cư trú cố định trên địa bàn xã;

Nghiêm túc xử lý các trường hợp khái thác lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm nương rẫy và Chủ tịch UBND xã ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm.

Thực hiện nghiêm túc công tác sơ, tổng kết hằng năm để kịp thời động viên, khen thưởng các tổ, các Ban quản lý rừng cộng đồng

                    Đồng chí Pi Loong Mái -  Ct UBMTTQVN, Trưởng Ban dân tộc - Trưởng đoàn giám sát kết luận

                                                           MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI GIÁM SÁT

Trần Mai Hiểu
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 1.094