Tại buổi giám sát Đồng chí Phó chủ tịch HĐND huyện và các thành viên đoàn giám sát đánh giá cao về công tác chuẩn bị và đầy đủ thành phần mời, song về công tác báo cáo, thu thập số liệu để báo cáo cho đoàn giám sát chưa đầy đủ, chưa thực hiện theo đề cương đoàn giám sát yêu cầu: cụ thể,
- Về thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện A Lưới, Đảng ủy, HĐND xã.
Hội cha mẹ học sinh đã có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường, đã tạo mọi điều kiện phương tiện học tập cho các con em, đặc biệt là sự phối hợp với Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị tốt, có đời sống ổn định và an tâm công tác, yêu nghề mến trẻ, thể hiện trách nhiệm cao trong mọi công việc được phân công, có mối quan hệ tốt với phụ huynh học sinh.
- Khó khăn
Một số phụ huynh do nhận thức còn hạn chế và hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, nên chưa thật sự quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Việc huy động nguồn lực đóng góp từ địa phương trong những năm qua còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách của Nhà nước.
Trường đa số trẻ là người dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, nên ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Đ/c Lê Văn Nghiếu - PBT, CT UBND xã Báo cáo kết quả phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020
Kết quả đạt được
- Công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao ngồn nhân lục từ năm 2016 đến 2020 đã có sự chuyển biến tích cực, đội ngũ giáo viên được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng công tác giảng dạy ngày càng được nâng cao.
- Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã về phát triển kinh tế xã hội đạt tỷ lệ cao. Các trường đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2.
- Đánh giá đúng thực trạng biểu dương khen thưởng cá thầy cô giáo, các em học sinh đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy và trong học tập.
- Công tác kiểm tra, đánh giá về chế độ thông tin, báo cáo thực hiện chương trình trọng điểm phát triển giáo dục đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, thường xuyên kiểm tra công tác giảng dạy.
- Thực hiện đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ CBCCVN và NLĐ như: tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác có liên quan.
- Thực hiện nghiêm túc theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục.
- Nghị định 06/2018/NĐ-CP, ngày 05/01/2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Công tác Kiểm tra, báo cáo:
- Hàng năm Đảng ủy, UBND xã giới thiệu cán bộ nguồn theo công văn chỉ đạo của cấp trên.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch trong nhà trường.
- Thực hiện báo cáo hàng năm, sơ kết, tổng kết lên cấp trên về công tác liên quan đến giáo dục và đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực.
*Những mặt còn hạn chế
- Trình độ CNTT của một số cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế chưa đáp ứng chuẩn quy định trong điều kiện mới.
- Công tác xã hội hóa giáo dục đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên chưa được đẩy mạnh, sự phối kết hợp chưa được nhuần nhuyễn.
* Kết quả và chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng
- TTHTCĐ của xã đã phối kết hợp với Trung tâm dịch vụ khuyến nông, với Trung tâm Hy vọng, với Phòng Tư Pháp huyện với trường dạy nghề của HND tỉnh đã mở các lớp tập huấn bổ trợ kiến thức về chăn nuôi và trồng trọt, kết hợp với tuyên truyền các loại luật, mở lớp tập huấn về công tác An toàn thực phẩm và phòng chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ đang nuôi dưỡng trẻ trên địa bàn xã.
- Kết hợp với trường Tiểu học mở lớp tập huấn cho học sinh trong nhà trường về thực hiện An toàn giao thông đường bộ và phòng tránh tai nạn thương tích trong và ngoài nhà trường.
- Củng cố và phát triển trung tâm học tập cộng đồng, tăng cường về đội ngũ, cơ sở vật chất trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Ban Giám đốc đã được kiện toàn, duy trì công tác chỉ đạo, ổn định.
- Quy mô TTHTCĐ, thường xuyên kết hợp với thôn tổ chức nhiều đợt hoạt động tập thể, truyền thông dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua các chương trình, các ngày lễ lớn trong năm nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng tại địa phương, xây dựng khối Đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Công tác quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của TTHTCĐ đã được duy trì và phát huy; quản lý nguồn tài chính do nhà nước cấp sử dụng có hiệu quả, theo đúng nguyên tắc tài chính.
- Huy động các nguồn kinh phí thông qua các hoạt động thiết thực tương đối có hiệu quả trên địa bàn.
- Trung tâm đã xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công các thành viên theo dõi hoạt động của trung tâm, tổ chức tốt các lớp học, các chuyên đề cho các đối tượng tại cộng đồng.
- Trung tâm đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND xã để cấp kinh phí hoạt động cho TTHTCĐ.
- Ban quản lý Trung tâm Học tập cộng đồng gồm 05 người bao gồm: 01 Giám đốc, 02 phó giám đốc, 01 kế toán và 01 thủ quỷ theo Quyết định của UBND huyện.
- Cơ sở vật chất: Tài sản được mua sắm từ nguồn kinh phí của trung tâm, được đưa vào sử dụng hàng năm, mua sắm, chi vào hoạt động phủ cập cho Ban quản lý và cho hoạt động giáo dục, hội nghị, tuyên truyền và hưởng ứng truyền thông.
*Tổng số kinh phí chi phân bổ cho Trung tâm: 101.000.000đ
- Chi trả phụ cấp cho cán bộ quản lý trung tâm từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2017 (Có sự thay đổi từ thời điểm 01/7/2017 từ mức lương 1.210.000đ đến 1.300.000đ), cụ thể là: 63.431.000đ/ 4 năm (2016 - 2019).
- Chi công tác hoạt động của trung tâm là: 37.569.000đ/4 năm (2016 - 2019).
- Tổng số kinh phí chi thường xuyên đã được cấp theo thông tư số 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài Chính cho các TTHTCĐ: 25.000.000 (cấp đủ, và kịp thời).
- Hàng năm, Ban Giám đốc trung tâm đã tích cực chủ động trong việc chỉ đạo điều tra nhu cầu học tập của người dân, từ đó liên hệ đến các cơ quan hữu quan, các cơ sở việc làm tổ chức mở được nhiều lớp trên nhiều lĩnh vực đáp ứng được nhu cầu của người học đảm bảo và vượt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra; điển hình là mở 2 lớp sơ cấp nghề Thú y, xóa mù chữ mức độ 2, mức độ 3, mở lớp phổ cấp trung học cơ sở.
- Do điều kiện về cơ sở vật chất chưa đảm bảo, cán bộ của Trung tâm kiêm nhiệm nhiều việc nên kết quả đạt được chưa thực sự xứng tầm với sự phát triển giáo dục và đào tạo, ngân cao nguồn nhân lực của xã củng như yêu cầu của huyện nhà trong tình hình mới hiện nay.
- Bên cạnh đó, nhu cầu về học tập của người dân còn hạn chế nên một số chuyên đề chưa tổ chức triển khai được như chưa mở được các lớp dạy nghề.
- Nguồn kinh phí cho trung tâm còn rất khiếm tốn, nhất là nguồn chi khác không đủ để mua trang bị và sửa chữa trung tâm.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI BUỔI GIÁM SÁT
Lãnh đạo xã và BGH các trường
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Đề nghị các cấp quan tâm để các giáo viên nhân viên được đi học lớp trung cấp lý luận chính trị.
- Đề nghị HĐND, UBND huyện quan tâm hỗ trợ kinh phí để mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật dạy và học có chất lượng tốt hơn.