- Lứa 1: 09-14/6/2020: gây hại trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh
- Lứa 2: 5-10/7/2020: gây hại trên lúa đẻ nhánh – giai đoạn đòng đất
- Lứa 3:31/7-5/8/2020: gây hại trên lúa làm đòng - trổ
- Lứa 4: 26-31/9/2020: gây hại trên lúa giai đoạn trổ- chín
- Lứa 5: 22-27/9/2020: gây hại trên lúa chín – thu hoạch
Cần sạ thưa, theo hàng và tập trung, để khi rầy phát sinh, phát triển phun trừ có hiệu quả (rầy thường gây hại ở gốc lúa nên rất khó xử lý thuốc). Bón phân cân đối, giữ nước sau khi sạ 3 – 5cm, để tiêu diệt trứng rầy và tăng cường khả năng chống rầy của lúa.
Sâu đục thân (bướm 2 chấm ):
Dự báo sâu phát sinh gây hại sớm trên các trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh, có khả năng gây hại nặng ở giai đoạn lúa đòng – trổ, nhất là trên trà muộn. Cần điều tra để phát hiện bướm ra rộ từ tháng 7 đến tháng 8 trên các trà lúa làm đòng. Khi thấy bướm xuất hiện thì 7-10 ngày sau cần xử lý bằng thuốc BVTV theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Bệnh đạo ôn:
Phát sinh gây hại vào 2 thời kỳ: Giai đoạn đẻ nhánh: gây cháy lá (giữa tháng 6 – cuối tháng 7) và gây hại trên cổ bông giai đoạn trổ (cuối tháng 8 – đầu tháng 9).
Cần theo dõi diễn biến của thời tiết, nếu thấy trời nắng, mưa xen kẽ, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, sáng và chiều có sương mù thì bệnh phát triển mạnh. Cần phải phun phòng bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông và phun trừ tại những nơi có ổ bệnh.
Bệnh đốm nâu:
Bệnh phát sinh gây hại ngay từ đầu vụ, gây hại mạnh từ giai đoạn đẻ nhánh và hại nặng về cuối vụ trên các chân đất nghèo dinh dưỡng, chăm sóc kém, ruộng vùi nhiều gốc rạ, cỏ dại, ở những chân ruộng không bón vôi, lân, đất chua phèn. Cần kiểm tra theo dõi chặt chẽ để có biện pháp xử lý thích hợp.
Bệnh khô vằn:
Bệnh phát sinh gây hại từ giữa tháng 8 đến tháng 9 khi gặp thời tiết nắng mưa xen kẽ và có khả năng gây hại nặng cục bộ từ giai đoạn lúa đứng cái, làm đòng đến trổ chín, nhất là trên các chân ruộng chua phèn, gieo sạ dày, ruộng thấp trũng, tù đọng nước, bón phân thiếu cân đối, bón nặng đạm giai đoạn cuối.
Bệnh lem lép hạt:
Trong vụ Hè Thu thời tiết nắng nóng và hay có mưa giông tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại như: (nấm, vi khuẩn, nhện gié,...): Phát sinh gây hại trên các ruộng không phun phòng hoặc phun phòng trừ quá sớm (giai đoạn lúa ôm đòng) hoặc quá muộn (phun muộn khi lúa đã trổ hoàn toàn); trên các chân ruộng nhiễm nhện gié và một số bệnh hại như: bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh thối thân thối bẹ,...phun trừ không triệt để nên bệnh tiếp tục gây hại trên gié, nên gây lem lép hạt.
Bệnh gây hại hầu hết ở các giống lúa và thường phát sinh gây hại mạnh vào giai đoạn lúa làm đòng - trổ - chín (từ tháng 8 đến tháng 9). Đặc biệt gây hại nặng ở ruộng sạ dày và thừa đạm. Chú ý theo dõi phát hiện bệnh sớm trên các chân đất có tầng canh tác mỏng, chua phèn, đầu tư thâm canh cao, nặng đạm giai đoạn cuối.
2. Trên cây ngô
Sâu keo mùa thu: Chỉ sâu non mới gây hại trên cây trồng, trong đó sâu non tuổi 1-2 ăn biểu bì ở mặt dưới của lá non gây ra các vết hình vuông hoặc hình chữ nhật màu trắng đặc trưng. Sâu non tuổi lớn hơn ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành các lỗ lớn như “cửa sổ”. Về cây ký chủ, sâu keo mùa thu có thể ăn hơn 300 loài thực vật, bao gồm cả ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, cây rau, cà, ... Tuy nhiên, sâu ưa thích nhất cây ngô
Sâu xám: Là loại sâu đa thực, hại nhiều cây trồng vụ đông xuân. Sâu thường gây hại vào ban đêm, sâu tuổi 1-3 ăn lá ngô non hoặc gặm xung quanh thân ngô. Sâu xám thường hại nặng trên ngô trồng trên đất cát pha và đất thịt nhẹ.
Sâu đục thân, đục bắp: cao điểm gây hại cuối tháng 6 đến cuối tháng 7
Rệp: gây hại chủ yếu giai đoạn ngô xoáy nõn – trổ cờ, cao điểm gây hại từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7
3. Trên cây sắn
Bệnh khảm lá sắn: Bệnh khảm lá sắn lan truyền qua môi giới là bọ phấn trắng và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh, đây là bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ. Bệnh gây thiệt hại rất lớn, khi cây còn nhỏ nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch, khi cây lớn nhiễm bệnh năng suất, chất lượng đều giảm.
Triệu chứng bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá, mức độ hại nhẹ không bị biến dạng hoặc bị biến dạng nhẹ, lấy lá soi dưới ánh nắng mặt trời sẽ thấy vết bệnh mất màu, mức độ hại nặng làm cho lá xoăn lại, cong queo, nhăn nhúm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn từ 2 tháng tuổi trở đi, cho thấy virus gây nhiễm từ khi cây sắn còn non.
4. Trên cây chuối
Bệnh chùn đọt: do vi rút gây ra, cây bị bệnh lá mọc chụm lại ở ngọn thân giả, lá nhỏ, bìa bị vàng, mép lá uốn cong, cuống lá ngắn lại. Trên phiến lá có các sọc xanh lợt chạy song song với các gân phụ.
Bệnh đốm lá hay bệnh cháy lá: Do nấm gây ra, bệnh gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có màu nâu với viền vàng rất rõ hoặc những đốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa và mùa có sương, ẩm ướt, bệnh nặng ảnh hưởng tới năng suất cây.
5. Trên cây cao su
Cần theo dõi và phòng trừ các loại bệnh vào mùa mưa như: bệnh phấn trắng, bệnh nấm hồng, bệnh héo đen đầu lá (giai đoạn cây con dưới 3 tuổi) và bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm Corynespora spp, bệnh xì mủ, khô mủ.