Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Ngày 16/9/2022, UBND xã ban hành Kế hoạch Số: 305/KH-UBND xã vê thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn xã Trung Sơn
Ngày cập nhật 19/09/2022

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu đến cuối năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn xã còn dưới 14,97%, không còn thôn có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%; không có hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng.

b) Đảm bảo nguồn vốn cho vay 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; phấn đấu 100% người nghèo trong độ tuổi, đủ năng lực lao động có nhu cầu học nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn và định hướng nghề nghiệp, được ưu tiên giới thiệu việc làm để có việc làm ổn định.

2. Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025

a) Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình

- Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi.

- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn.

- Phấn đấu 100% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập.

- Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững.

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.

b) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

- Chiều thiếu hụt về việc làm:

100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

- Chiều thiếu hụt về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế.

- Chiều thiếu hụt về giáo dục:

+ Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 95%.

+ 85% hộ nghèo có người từ 15 đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp THCS.

+ Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 25-30%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

- Chiều thiếu hụt về nhà ở: 70% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng, có 80% hộ nghèo đảm bảo về diện tích nhà ở.

- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Chiều thiếu hụt về thông tin: 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi

 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện trên địa bàn toàn xã.

2. Đối tượng

a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo). Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

b) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn xã.

3. Thời gian thực hiện: Đến hết năm 2025.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; chỉ đạo, điều hành của chính quyền, phối hợp thực hiện của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến về tiếp cận nghèo đa chiều, về mục tiêu giảm nghèo bền vững với phương pháp và cách làm phù hợp, tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước; hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành

  Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cụ thể để chỉ đạo điều hành công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã. Kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác giảm nghèo đảm bảo thống nhất, đủ năng lực, tham mưu thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, đáp ứng yêu cầu.

4. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo

Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và điều kiện thực tiễn gắn với thực hiện quy chế dân chủ, tăng cường phân cấp cho cơ sở để chủ động lập kế hoạch, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện. Triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo gắn với lồng ghép các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn, đặc biệt ưu tiên thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo của xã ban hành.

5. Huy động tối đa nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

Tăng cường huy động đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo, khuyến khích thoát nghèo bền vững. Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động giúp đỡ người nghèo, hội viên nghèo do các cấp, các ngành, hội, đoàn thể và các nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm trong xã hội phát động; nâng cao hiệu quả công tác kết nghĩa giúp đỡ xã nghèo.

6. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo bền vững

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. Phân công cụ thể cán bộ, đảng viên theo dõi, phụ trách để chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các đối tượng; đồng thời, kịp thời sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện; biểu dương, khen thưởng, động viên cá nhân, tập thể điển hình, gương mẫu trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

 

Tập tin đính kèm:
Lê Văn Teang, VP-TK
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 312